1. Không nên để gần thiết bị điện tử
Trong đồng hồ có nhiều thiết bị, chi tiết nhỏ liên quan đến điện tử nên nếu bạn để gần các thiết bị điện tử dễ gây xung đột hoặc gây tác động đến các chi tiết bên trong nên tốt nhất là không nên để gần các thiết bị điện tử.
2. Không nên tắm hay để trong phòng tắm
Dưới áp lực nước và đặc biệt nếu tắm nước nóng, hơi nóng sẽ làm kim loại, gioăng cao su làm kín giãn nở vì nhiệt sẽ gây cho hơi nước vào đồng hồ nên bạn hãy cởi đồng hồ ra trước khi đi tắm. Đặc biệt tuyệt đối không bấm nút chỉnh đồng hồ khi đồng hồ đang ở trong nước.
3. Không nên chỉnh đồng hồ khi đang đeo trên tay.
Việc chỉnh đồng hồ khi đang đeo trên tay sẽ bị vướng và dễ làm các trục bên trong bị cong vênh nên tốt nhất là bạn hãy tháo đồng hồ ra cầm tay và lúc đó mới điều chỉnh.
4. Lưu ý khi chỉnh giờ đồng hồ Quartz
Để điều chỉnh đúng cách nhất khi mới mua đồng hồ về bạn hãy làm như sau:
- Không nên chỉnh trong khung giờ từ 10h tối đến 4h sáng hôm sau.
- Nên chỉnh vào khoảng 7-8h sáng.
- Cách chỉnh chuẩn nhất là giả sử lúc bạn chỉnh giờ là 7h sáng ngày 23 thì trước tiên bạn chỉnh núm ngày về ngày 22 trước, sau đó quay đều núm theo chiều kim đồng hồ nhiều vòng cho đến khi thấy đồng hồ chỉ ngày hiện sang ngày 23, như vậy đó là mốc 12h đêm, bạn quay tiếp đúng đến giờ lúc đang chỉnh là được.
5. Lưu ý khi chỉnh đồng hồ cơ
- Cũng giống như chỉnh đồng hồ Quartznhưng lưu ý là với đồng hồ cơ bạn không nên quay kim ngược lại với chiều quay của kim đồng hồ vì dễ làm hư hại cơ cấu cơ khí bên trong đồng hồ.
- Với đồng hồ cơnếu để 2-3 ngày không sử dụng (không có tác động như lắc tay…) thì đồng hồ sẽ hết cót năng lượng để chạy, vì vậy khi đeo trở lại sau khi chỉnh giờ xong bạn hay giữ nguyên núm xoay (không rút ra) và quay khoảng 40 vòng để tạo cót.
6. Chức năng bấm giờ
- Với những đồng hồ Chonograph có 6 kim (3 kim nhỏ cùng chạy) thường có chức năng 1 kim 1/10s, 1 kim giây và 1 kim phút, nếu bấm giờ thì sau khi thực hiện bấm giờ xong bạn nên thao tác reset lại vì nếu cứ để kim nhỏ chạy thì sẽ khiến cho đồng hồ nhanh hết pin.
7. Thử độ cứng của kính.
Dù kính cường lực chống xước tốt hay kính Sapphire bạn cũng không nên dại dột thử bằng cách dùng vật cứng, sắc để chà lên kính vì như vậy sẽ làm hư hại kính.
8. Nếu phát hiện có hơi nước trong đồng hồ.
Ngay khi thấy có nước lọt vào trong đồng hồ hoặc mặt kính đồng hồ mờ hơi nước bên trong. Bạn cần ngay lập tức tháo ra khỏi tay, rút núm chỉnh giờ ra hết cỡ để đồng hồ dừng hoạt động, tạm thời lau khô hoặc phơi nắng nếu có thể (không dùng máy sấy để sấy khô đồng hồ). Và mang đến dịch vụ chăm sóc đồng hồ càng sớm càng tốt.
9. Đánh bóng lại mặt đồng hồ
Với những đồng hồ vô tình bị xước sau khi dùng vài năm, bạn có thể đem đồng hồ đến tiệm và đánh bóng lại hoặc thay kính với chi phí cực rẻ và đồng hồ lại được như mới.
10. Của bền tại người
Tuổi thọ của đồng hồchính là do chủ nhân của họ có biết cách quan tâm đến việc sử dụng bảo quản hay không, vì thế để đồng hồ đi theo bạn lâu dài, hãy lưu ý đến những điều trên nhé!